Nói năng phải đúng thời điểm

Ngày xưa, dân ta có truyền thuyết rằng rằng thú vật và con người đều có thể thông suốt ngôn ngữ của nhau.

Tâm hồn chúng sanh thư thái nhẹ nhàng, ham vui làm việc thiện lành tốt đẹp. Trong kho tàng truyện cổ nước ta có câu chuyện khuyên người nên “ăn nói phải thời.”

Chuyện kể lại: Một hôm đến ngày kị cơm vợ, sau khi đi chợ sắm sanh thức ăn, nấu nướng cúng kiến đã xong, chuột nhớ vợ mũi lòng muốn khóc, các con thì còn nhỏ chưa cảm biết hiểu được nỗi thương lòng của cha. 


Chuột cha lại quá nghiêm, nên chả đứa nào dám lên tiếng chia xẻ. Bỗng chuột nhìn xuống bờ hồ thấy bác cóc đang thong dong thả bộ. Chuột bèn chạy tuột xuống gốc cau (nhà chú chuột trên ngọn cau cao), đến bờ hồ cung kính vái chào bác cóc vàng cùng tỏ lời mời bác cóc về nhà dùng chút rượu cho vui.
 

Vốn cách xa đã lâu, lòng vẫn thấy nhớ thương thế nào, nhất là chú chuột vóc dáng thân thấy có ốm om gầy, bơ phờ hơn dạo trước, cóc hoan hỉ nhận lời.

Khi đến gốc cau, cóc lắc đầu nguây nguẩy “Xin lỗi, cám ơn bác, có điều trèo cây nào phải nghề của tôi, xin để cho dịp khác.” Chuột tỏ bày: “Bác đừng ngại, cứ ngậm chặt đuôi tôi, khi tôi vào trong nhà, bác đã tọa chắc chắn, hồi đó mới nhả đuôi tôi, chúng ta thả sức đánh chén, khi về thì bác ngồi trên lưng tôi, ôm chặt lấy mình tôi, xuống đến gốc cau thì chúng ta giã từ.” Cóc ngẫm: “Âu đây cũng là chuyến du hành kỳ thú.”

Khi lên vừa đến nhà, bốn chú chuột con thấy khách, nhớ lời cha dặn, bèn kéo nhau ra cửa vòng tay cúi đầu chào bác cóc. Cóc thấy xấp nhỏ con chuột lễ độ, bèn nói lời khen tặng, nhưng mới há miệng bác đã rơi xuống gốc cau, xương sống bác đùn lại, da thịt bác lại nhô lên, máu mũi tươm ra, bác phải ngồi xổm suốt đời, không còn kho-an thai đi lại như trước đây, mỗi khi trời trở mưa, bác thấy toàn thân đau buốt, bác phải kêu khóc rên rẩm cho vơi bớt nỗi nhức nhói trong thân.

Bác Cóc thấy con bạn ngoan nên khen là đúng, nhưng chỉ vì nói chưa phải lúc mà họa tai còn đến, suýt làm mất mạng.

thành ra giờ nào thì việc nấy, chớ bao giờ đùa giỡn phá phách hoặc lén lút nô đùa trong lớp học, trong lúc làm việc. Tai họa sẽ đến lớn hơn nhiều.